Phun thuốc muỗi có hại không?


Trong lĩnh vực của mình, 
AN PHUC PEST CONTROL luôn đón nhận và sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi của Quý Khách hàng. Hãy gửi cho chúng tôi các câu hỏi hoặc yêu cầu của bạn qua gmail ; dietcontrungmienbac@gmail.com .  chúng tôi sẽ trả lời bạn ngay khi nhận được. Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi của Quý Khách hàng và nội dung trả lời của chúng tôi trong thời gian qua.





Câu hỏi: Các loại thuốc phun diệt muỗi và côn trùng có gây độc hại cho người sử dụng không?


Trả lời:

- Thực ra, đã là hóa chất thuộc nhóm thuốc trừ sâu (insecticide, pesticide), có tác dụng diệt được côn trùng thì chắc chắn chúng có độc. Tuy nhiên, từ các yếu tố mức độ độc hại, phương thức gây độc, nguồn gốc,...có thể khẳng định: Các loại thuốc phun diệt côn trùng thế hệ mới là an toàn cho người sử dụng. 

1. Về nguồn gốc: 

- Hiện nay, các loại thuốc sử dụng phòng trừ côn trùng gây hại tại Việt Nam hầu hết được nhập khẩu. Chúng được sản xuất bởi các hãng hóa chất nổi tiếng của các nước có nền KHKT phát triển như Anh, Pháp, Bỉ, Mỹ, Đức, Italia, Nhật Bản,...Những loại hóa chất này hầu hết được chiết xuất từ thực vật. Chẳng hạn, hoạt chất permethrin (chiếm 50% trong thuốc Map Permethrin 50EC của Hockley International Ltd. - Anh quốc) thuộc nhóm pyrethroid tổng hợp được chiết xuất từ hoa cây Cúc trừ sâu (Chrysanthemum cinerariaefolium Vis.) hoặc hoạt chất rotenon trong một số hóa chất khác được chiết xuất từ hạt cây Củ đậu (Pachyrhizus erosus (L.) Urb.),...Chính vì vậy, ở một mức độ nào đó, những loại hóa chất này ít gây độc cho con người. 

2. Về cơ chế tác động:

- Trước hết, cần phải hiểu rằng, các loại thuốc này tác động đến côn trùng qua tiếp xúc và vị độc. Côn trùng chỉ có thể bị tiêu diệt khi chúng đậu (bò, trườn) trên bề mặt đã phun thuốc và đưa thuốc vào miệng (vòi), qua đó tác động tới đường tiêu hóa và hệ thần kinh. Như vậy, thuốc chỉ gây độc khi con người uống (nuốt) phải hoặc bôi trực tiếp trên bề mặt da. Không giống với hương (nhang) muỗi hay các bình xịt diệt tức thì, các loại thuốc này không diệt côn trùng bằng khí độc. Điều đó có nghĩa trong không gian khu vực được phun thuốc không có khí độc và không gây ảnh hưởng tới người sử dụng. Hơn nữa, các loại thuốc này chỉ có tác động đối với động vật máu lạnh (côn trùng) mà ít gây hại cho động vật máu nóng (con người, vật nuôi). 

- Mặt khác, dư lượng thuốc tồn lưu trên bề mặt được phun là rất nhỏ. Dư lượng ấy chỉ đủ để diệt côn trùng khi côn trùng tiếp xúc trực tiếp với thuốc chứ không gây độc cho người sử dụng, ngay cả trẻ nhỏ. 


- Các loại thuốc diệt côn trùng hiện đang được sử dụng đều đã qua các cuộc thử nghiệm nghiêm ngặt bởi Tổ chức Y tế thế giới, các Viện nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới và đều được các cơ quan chức năng của các quốc gia cho phép sử dụng. 

- Tại Việt Nam, người ta phân chia thành 4 nhóm độc với các biểu tượng cụ thể trên bao bì. Theo đó, hầu hết các loại thuốc diệt côn trùng đều thuộc nhóm 3 (Độc trung bình - với chữ "Nguy hiểm" màu đen trên dải xanh nước biển và biểu tượng vạch đen không liên tục trên nền trắng - độc tính LD50 đường miệng là >500 - 2.000 mg/kg ở thể rắn và >2.000 - 3.000mg/kg ở thể lỏng) hoặc nhóm 4 (Độc nhẹ - với chữ "Cẩn thận" màu đen trên dải xanh lá cây và không có biểu tượng - độc tính LD50 đường miệng là >2.000 mg/kg ở thể rắn và >3.000 mg/kg ở thể lỏng). Như vậy, đây đều là những hóa chất thuộc nhóm an toàn.





Trả lời:

Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi lần đầu sử dụng dịch vụ phun thuốc muỗi tại nhà, đặc biệt là các mẹ, các chị có con nhỏ.

Để có câu trả lời chính xác, xin hãy cùng tìm hiểu các nội dung sau đây.

Thứ nhất, về lịch sử phát triển các loại thuốc diệt côn trùng.

Cho đến nay, thuốc diệt côn trùng đã trải qua 4 giai đoạn phát triển chính với mục đích cuối cùng là hạn chế các tác động có hại tới con người, môi trường và vật nuôi trong khi mang lại hiệu quả diệt côn trùng ngày càng cao hơn.

- Giai đoạn thứ nhất: Thuốc diệt côn trùng gốc phosphate (Organophosphate Pesticides).

Được kết hợp bởi các acetylcholinesterase và các cholinesterases khác, thuốc diệt côn trùng loại này tác động tới hệ thần kinh của côn trùng bằng cách phá vỡ các enzyme thần kinh và tiêu diệt côn trùng. Thuốc diệt côn trùng gốc phosphate được phát triển từ thế kỷ 19, tuy nhiên, đến năm 1932, người ta phát hiện ra rằng có một số tác động độc hại của thuốc lên con người giống như tác động lên côn trùng. Một số loại thuốc rất độc hại mà sau này được sử dụng như một loại vũ khí hóa học trong Chiến tranh thế giới thứ 2.

- Giai đoạn thứ hai: Thuốc diệt côn trùng gốc carbamate (Carbamate Pesticides).

Các loại thuốc diệt côn trùng gốc carbamate cũng có cơ chế tác động phá vỡ các enzyme thần kinh giống như thuốc diệt côn trùng gốc phosphate. Tuy nhiên chúng có giai đoạn hoạt động ngắn hơn và vì thế đã bớt độc hại hơn.

- Giai đoạn thứ ba: Thuốc diệt côn trùng gốc Clo (Organochlorine Insecticides).

DDT (dichlorodiphenyltrichloroethane - công thức hóa học là C14H9Cl5) là loại thuốc diệt côn trùng gốc Clo được phát minh bởi Paul Muller - một nhà khoa học người Thụy Sỹ vào năm 1938, người sau này đã được trao giải Nobel về Sinh học và Y tế năm 1948. DDT hoạt động bằng cách mở các kênh natri trong các tế bào thần kinh của côn trùng. DDT được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới trong suốt thế kỷ 20 và trở thành loại hóa chất hữu hiệu nhất trong việc tiêu diệt muỗi truyền bệnh sốt rét. Trong các thập niên 40 - 50 của thế kỷ 20, người ta xịt trực tiếp DDT lên người, vào các đám đông và mặc quần áo được ngâm tẩm DDT.

Đến cuối thế kỷ 20, người ta cho rằng DDT là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh nguy hiểm ở người, làm chết nhiều loại chim ăn côn trùng và khó phân hủy và đề nghị Liên Hợp Quốc cấm sử dụng DDT. Năm 1992, Tuyên bố Rio dưới sự chủ tọa và bảo trợ của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đề nghị loại bỏ việc dùng DDT tại các nước đang phát triển. Đến năm 2000, trong vòng bàn thảo lần thứ tư, Liên Hợp Quốc vẫn giữ nguyên ý định tẩy chay việc dùng DDT và đề nghị đến năm 2007, DDT phải được tuyệt đối cấm dùng trên toàn thế giới. Cho đến nay, mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi quanh việc cho phép hay cấm sử dụng DDT nhưng trên thực tế thì DDT đã hoàn toàn bị cấm sử dụng trong các hóa phẩm diệt côn trùng.

- Giai đoạn thứ tư - giai đoạn hiện tại: Thuốc diệt côn trùng gốc Cúc tổng hợp (Pyrethroid Pesticides).

Hoạt chất pyrethroid được tìm thấy trong cây Cúc trừ sâu (Chrysanthemum cinerariaefolium Vis.) là một bước tiến mới giúp cho các loại thuốc diệt côn trùng thế hệ mới an toàn hơn đối với con người, vật nuôi và môi trường. Chúng không có tác động dai dẳng và ít độc hơn so với các loại thuốc diệt côn trùng các thế hệ trước. Hiện nay, hầu hết các loại thuốc diệt côn trùng đều thuộc nhóm Cúc tổng hợp như permethrin, cypermethrin, alpha-cypermethrin, lambda-cyhalothrin,...

Cúc trừ sâu là dạng cây thảo, cao 50-60 cm, được trồng ở nhiều nước châu Âu. Trồng đến năm thứ ba thì thu hái cụm hoa, phơi khô. Có thể thu hoạch trong vòng 10 - 20 năm. Hoạt chất chính là hỗn hợp este có tính chất diệt trùng là pyrethrin I và pyrethrin II, có hàm lượng từ 0,2-1,2%, tỷ lệ giữa pyrethrin I và II là 2/3.  Cúc trừ sâu ít độc đối với người và động vật có máu nóng trong khi rất độc đối với động vật có máu lạnh, côn trùng và động vật không xương sống khác.

Thứ hai, về cơ chế tác động.

- Trước hết, cần phải hiểu rằng, các loại thuốc diệt côn trùng thế hệ mới tác động đến côn trùng qua tiếp xúc và vị độc. Côn trùng chỉ có thể bị tiêu diệt khi chúng đậu (bò, trườn) trên bề mặt đã phun thuốc và đưa thuốc vào miệng (vòi), qua đó tác động tới đường tiêu hóa và hệ thần kinh. Như vậy, thuốc chỉ gây độc khi con người uống (nuốt) phải hoặc bôi trực tiếp trên bề mặt da mà không gây độc qua đường hô hấp. Điều đó có nghĩa trong không gian khu vực được phun thuốc không có khí độc và không gây ảnh hưởng tới người sử dụng. 

- Mặt khác, dư lượng thuốc tồn lưu trên bề mặt được phun là rất nhỏ. Dư lượng ấy chỉ đủ để diệt côn trùng khi côn trùng tiếp xúc trực tiếp với thuốc chứ không gây độc cho người sử dụng, ngay cả trẻ nhỏ. Theo quy định về phân loại nhóm độc, hầu hết các loại thuốc diệt côn trùng đều thuộc nhóm 3 (Độc trung bình - với chữ "Nguy hiểm" màu đen trên dải xanh nước biển và biểu tượng vạch đen không liên tục trên nền trắng - độc tính LD50 đường miệng là >500 - 2.000 mg/kg ở thể rắn và >2.000 - 3.000mg/kg ở thể lỏng) hoặc nhóm 4 (Độc nhẹ - với chữ "Cẩn thận" màu đen trên dải xanh lá cây và không có biểu tượng - độc tính LD50 đường miệng là >2.000 mg/kg ở thể rắn và >3.000 mg/kg ở thể lỏng).

- Trong hình dưới đây, phần thông tin độc hại của thuốc Icon 2.5CS (Syngenta - Vương quốc Bỉ) ghi rõ: 

+ Độc cấp tính LD50 qua đường miệng khi thử nghiệm trên chuột là hơn 5.000mg/kg.
+ Độc cấp tính LC50 qua đường hô hấp khi thử nghiệm trên chuột là hơn 4.62mg/l trong 4 tiếng.
+...

- Từ các thông tin trên cho thấy hóa chất diệt côn trùng thế hệ mới đã an toàn hơn rất nhiều đối với con người và vật nuôi.

Thứ ba, về cơ sở pháp lý.

- Mỗi loại thuốc diệt côn trùng trước khi đưa ra sử dụng đều phải trải qua quy trình kiểm định nghiêm ngặt của Tổ chức Y tế thế giới. Tại mỗi quốc gia, thuốc diệt côn trùng tiếp tục trải qua các đợt kiểm định của cơ quan chức năng liên quan. Sau các quá trình kiểm định, cơ quan y tế quốc gia mới cấp giấy phép lưu hành cho hóa phẩm đó.

- Ngoài các thông tin cơ bản trên nhãn mác, các nhà sản xuất luôn có Bảng chỉ dẫn an toàn (Material Safety Data Sheet - viết tắt là MSDS) trong đó ghi rõ các kết quả thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất.
Ngoài ra, với việc sử dụng những trang thiết bị hiện đại phù hợp cùng việc tuân thủ nghiêm ngặt về quy trình sử dụng, nồng độ sử dụng, các biện pháp hỗ trợ vệ sinh trước, trong và sau khi phun thuốc,...thì có thể khẳng định việc phun thuốc diệt muỗi trong nhà là an toàn, không gây hại cho con người. 



Câu hỏi: Các loại thuốc phun diệt côn trùng có thời gian hiệu lực trong bao lâu và đối với những loại côn trùng nào?


Trả lời:

- Trong điều kiện bình thường, các loại thuốc phun (tẩm) diệt muỗi và côn trùng gây hại vẫn còn hiệu quả tốt sau 6 tháng kể từ khi phun (tẩm). 

- Các thử nghiệm phun thuốc trên các bề mặt tường sơn, tường vôi, gỗ, vách đất,...tại các vùng có khí hậu khác nhau cho ra những kết quả thời gian hiệu lực của thuốc khác nhau, trung bình từ 4 đến 6 tháng. 

- Một số khách hàng hiểu nhầm rằng các đơn vị cung cấp dịch vụ này bảo hành dịch vụ trong 6 tháng. Thực ra, ở một số khu vực cá biệt (phòng sạch và kín trên tầng cao), AN PHUCPEST CONTROL cũng như một số đơn vị khác có thể bảo hành dịch vụ tới 5 - 6 tháng. Ở mức độ đại trà, AN PHUC PEST CONTROL bảo hành cho dịch vụ của mình với thời hạn tối thiểu là 3 tháng. Đây là thời hạn bảo hành dài nhất từ trước đến nay mà AN PHUC PEST CONTROL là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên tại Việt Nam

- Thuốc có tác dụng diệt tất cả các loại côn trùng (muỗi, ruồi, gián, kiến, nhện, ong, bọ chét, rệp, ruồi cánh cứng, bướm, ve,....). Thuốc chỉ có thể diệt  được thạch thùng khi phun trực tiếp vào chúng. Một số loại thuốc có mùi có thể sử dụng để phun xua dơi. 



Câu hỏi: Có loại thuốc có mùi, có loại không có mùi. Vậy nên sử dụng loại nào là tốt?


Trả lời:

- Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc khác nhau. Có loại gần như không có mùi trong khi phun như Icon 2,5CS (Syngenta - Vương quốc Bỉ), Fendona 10SC (Basf - CHLB Đức), Alé 10SC (Alderelm - Vương quốc Anh),.... Có loại có mùi hắc hơi khó chịu như Map Permethrin 50EC (Hockley International - Anh quốc) hoặc Perme UK 50EC (Hand Associates - Anh quốc). Có loại cũng có mùi hắc nhưng nhẹ hơn như Map Ora 70EC (Hockley International - Anh quốc).

- Các loại thuốc đều có tác dụng diệt côn trùng trong 1 thời gian tương tự như trên đã nói. Tuy nhiên, thông thường việc sử dụng kết hợp 2 loại cùng với các biện pháp kỹ thuật thích hợp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn, từ tháng 2/2013, AN PHUC PEST CONTROL đang sử dụng kết hợp Fendona 10SC (nồng độ 1%) hoặc Icon 2.5CS (nồng độ 2%) hoặc Delta UK 2.5EC (nồng độ 1%) cùng với 1% thuốc Map Permethrin 50EC hoặc Perme UK 50EC để phun tồn lưu. Sau đó sử dụng 1,5% Map Permethrin 50EC hoặc Perme UK 50EC để phun không gian bằng máy phun ULV.

- Khách hàng hoàn toàn có thể yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phun cho mình bằng thuốc không mùi. Tại AN PHUC PEST CONTROL, thời hạn bảo hành cho các yêu cầu phun thuốc không có mùi tương tự như việc phun kết hợp với thuốc có mùi (tối thiểu 03 tháng).



Câu hỏi: Thuốc có gây mẩn ngứa cho người sử dụng không?


Trả lời:

- Đối với những người có da mẫn cảm với hóa chất thì rất dễ bị dị ứng, mẩn ngứa khi tiếp xúc với thuốc, ngay cả với lượng rất nhỏ.

- Trong số các loại thuốc sử dụng phun diệt côn trùng hiện nay, có nhiều loại khá an toàn, ít gây dị ứng. Tuy nhiên, để tránh việc này có thể xảy ra, Quý Khách hàng nên yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ có các biện pháp che phủ đồ đạc, quần áo, chăn màn cẩn thận trước khi phun. Khi phun thuốc, tránh để thuốc bắn bẩn, rơi vãi lung tung. Khăn mặt, khăn tắm cần được thu lại hoặc giặt kỹ trước khi sử dụng.

- Đặc biệt, đồ dùng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được mang ra ngoài trước khi phun thuốc. 



Câu hỏi: Khi phun thuốc, mọi người có phải ra ngoài hết không và sau bao lâu thì có thể trở lại nhà?


Trả lời:

- Một số đơn vị, cá nhân sử dụng bình phun MD (máy phun chạy xăng, đeo trên vai, tiếng nổ lớn, thuốc phun bay mù mịt) có thể gây bẩn nhà và khó chịu cho khách hàng. Các đơn vị, cá nhân này thường yêu cầu mọi người ra hết khỏi nhà khi tiến hành phun. 

- Tại AN PHUC PEST CONTROL, chúng tôi sử dụng bình phun áp lực (nén hơi áp lực, vòi phun hình dẻ quạt) phun trực tiếp lên bề mặt tường và máy phun sương mù loại nhỏ. Khi phun rất sạch, không bắn bẩn và có thể kiểm soát được hướng thuốc phun ra nên không làm ảnh hưởng tới người đi cùng. Công việc được thực hiện lần lượt từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. AN PHUC PEST CONTROL chỉ khuyến cáo khách hàng nên đưa trẻ nhỏ ra ngoài trong khi phun. Người lớn có thể ở lại trong nhà và AN PHUC PEST CONTROL rất mong Quý Khách hàng cùng tham gia thực hiện công việc với các kỹ thuật viên để công việc có thể thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn. 

- Có loại thuốc phun không mùi, có loại có mùi hắc nhẹ. Tuy nhiên, thông thường sau khoảng 30 - 45 phút kể từ khi kết thúc việc phun thuốc, người lớn có thể trở lại nhà sinh hoạt bình thường. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 6 tuổi) nên để sau 1 - 2 tiếng hoặc sau hẳn 1 buổi (sáng phun thì chiều có thể về). 



Câu hỏi: Trước và sau khi phun thuốc, khách hàng có cần dọn dẹp gì không?


Trả lời:

- Tại AN PHUC PEST CONTROL, chúng tôi luôn mong muốn khách hàng được phục vụ một cách tốt nhất. Vì vậy, trước khi sử dụng dịch vụ của AN PHUC PEST CONTROL, Quý Khách hàng chỉ cần cất đồ ăn, đồ uống vào tủ. Các vật dụng khác sẽ được các kỹ thuật viên của AN PHUC PEST CONTROL dọn dẹp và che phủ trước khi phun. AN PHUC PEST CONTROL sử dụng các tấm vải mềm, sạch, kích thước 3m x 3m20 để che phủ giường, bàn ghế, đồ dùng, bể cá,...trước khi phun nhằm đảm bảo an toàn và vệ sinh sạch sẽ. 

- Trong quá trình phun, nếu thuốc bắn bẩn hoặc rơi vãi trên mặt sàn, nhân viên AN PHUC PEST CONTROL có trách nhiệm lau ngay bằng giẻ sạch. 

- Sau khi phun xong, nếu cần thiết, Quý Khách hàng có thể lau lại mặt sàn giáp chân tường. Các vị trí khác Quý khách không nên lau. 



Câu hỏi: Chi phí và cách tính chi phí phun thuốc?


Trả lời:

- Hiện nay, một số đơn vị tính đơn giá phun thuốc dựa trên diện tích bề mặt tường, một số đơn vị lại tính chi phí bằng cách lấy tổng diện tích mặt sàn nhân với 1 hệ số nhất định rồi lại nhân với đơn giá. 

- Tại AN PHUC PEST CONTROL, chúng tôi chỉ tính chi phí trên mét vuông mặt sàn. Các đơn giá được chúng tôi công bố rộng rãi trong các bản tin trên các website. Vì vậy, các khách hàng của AN PHUC PEST CONTROL sẽ là người tính chi phí chứ không phải nhân viên AN PHUC PEST CONTROL. Quý Khách hàng là người biết rõ nhà mình đang sử dụng rộng bao nhiêu mét. Quý khách nhân với đơn giá và thanh toán cho nhân viên sau khi họ thực hiện xong công việc. Nhân viên AN PHUC PEST CONTROL có nghĩa vụ tôn trọng và tin tưởng thông tin do khách hàng cung cấp và tính giá. Nhân viên AN PHUC PEST CONTROL không được phép đo lại diện tích nhà Quý Khách hàng. 

- Đơn giá và cách tính giá dịch vụ PHUN THUỐC DIỆT MUỖI của AN PHUC PEST CONTROL từ ngày 01/02/2013 như sau: 

+ Nhà ở, văn phòng nhỏ,...có tổng diện tích mặt sàn dưới 50 mét vuông, chi phí trọn gói là 300.000đ. 
+ Nhà ở, văn phòng nhỏ,...có tổng diện tích mặt sàn từ 50 - dưới 100 mét vuông: chi phí trọn gói là 400.000đ. 
+ Nhà ở, văn phòng nhỏ,...có tổng diện tích mặt sàn từ 100 mét vuông trở lên: đơn giá là 4.000đ/m2. 
+ Khách sạn, nhà hàng lớn, cơ quan, xí nghiệp, cao ốc, chung cư,...: AN PHUC PEST CONTROL sẽ báo giá chi tiết bằng văn bản sau khi khảo sát thực tế.

- Ngoài ra, Quý Khách hàng không phải trả thêm bất kỳ chi phí nào khác, không cần (và cũng không nên) bồi dưỡng cho nhân viên trực tiếp thực hiện công việc. 
QUÝ KHÁCH HÀNG CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ
Phòng kinh doanh
Mr Tài  : 0932 392 865
Mr Tuấn : 094 394 2323
ĐT : 04 62970814

Email :dietcontrungmienbac@gmail.com
Website : http://dietcontrungmienbac.com
              http://dietcontrung114.weebly.com/
              http://www.dietcontrung114.coo.me/
 Công ty CP đầu tư và phát triến công nghệ An Phúc
VPGD: Biệt thự số 20/26, đường Nguỵ Như Kon Tum – Nhân Chính -Thanh Xuân - HN
 Cơ sở 1: 36 - Phố Lũng Kênh – Hoài Đức – Hà Nội (Cổng Viện Hoài Đức)
Cơ sở 2: Số 10 - Trần Phú - P.Văn Quán - Q.Hà Đông – Hà Nội.
Cơ sở 3: 26 - Đường K2 - Cầu Diễn – Từ Liêm - Hà Nội.
Cơ sở 4: Số 938 - Đường Bạch Đằng - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 5: Số 12 B Cát linh ,Đống Đa, Hà Nội
Cơ sở 6 : Xóm 1 Hải Bối-Đông Anh-Hà Nội


 
Blog này được lập bởi: LÊ HẢI NAM
diet moi | diệt mối | diet moi tan goc |diệt mối tận gốc | phong chong moi |