Diệt Côn Trùng

Xem tất cả Diệt côn trùng »

Diệt Mối Tận Gốc

Xem tất cả Diệt mối tận gốc »

Thuốc Diệt Mối

Xem tất cả Thuốc diệt mối »

Diệt Chuột




Xem tất cả Diệt chuột »

Phòng Chống Dịch

Xem tất cả Phòng chống dịch »

Thuốc Diệt Muỗi

Xem tất cả Thuốc diệt muỗi »

Thuốc diệt mối Termize 200SC

Read more
Thuốc diệt mối Termize 200SC
Tại Hà Nội AnphucJSC cung cấp thuốc diệt mối thế hệ mới Termize 200SC
Termize 200SC là thuốc diệt mối, trừ mối thế hệ mới khi ít độc và hiện tại được sử dụng thay thế cho các loại thuốc trừ mối thế hệ cũ đã bị cấm bán hoặc hạn chế sử dụng.

Thuốc diệt mối chuyên dụng thế hệ mới Termize 200sc Tại Hà Nội

Thành phần hoạt chất thuốc diệt mối Termize 200SC
  Imidacloprid ….. 200g/lít và phụ gia
Thuốc diệt mối Termize 200SC


Thuốc diệt mối Termize 200SC
Quy cách đóng chai:
  Bao gồm chai 50ml, chai 250ml, chai 500ml

Tính năng diệt mối ưu việt của thuốc diệt mối Termize 200SC
  Thuốc không có mùi, không có tác dụng xua đuổi nên mối dễ dàng nhiễm phải thuốc trong quá trình di chuyển tìm thức ăn. Sau khi nhiễm thuốc, mối không chết ngay nên vẫn có thể quay về tổ và thông qua các hoạt động tiếp xúc bên trong tổ làm cho thuốc lây lan cả đàn và tiêu diệt toàn bộ tổ mối.

Hóa chất phòng dệt mối cho công trình termize 200sc chính hãng Tại hà nội AnPhucJSC

  Chính nhờ những tác dụng này mà Termize 200SC là thuốc diệt trừ mối chuyên sử dụng trong công trình xây dựng như nhà ở, văn phòng, đê điều, chung cư … hoặc xử lý mối chho các vật dụng bằng gỗ trong nhà như bàn ghế, tủ giường, và cả xử lý mối cho cả vườn cây ăn trái, vườn cây công nghiệp…

  Termize 200SC khi sử dụng chỉ cần liều lượng cực thấp bằng 1/5 cho đến 1/20 các loại thuốc trước đây nên chi phí sử dụng thấp, dễ vận chuyển, sử dụng và bảo quản.

  Hóa chất diệt mối hữu hiệu termize chính

  An Phúc cung cấp tất cả các dòng sản phẩm hóa chất, thiết bị phục vụ công tác
THÀNH PHẦN

Imidacloprid ….. 200g/lít

Phụ gia …….vừa đù 1 lít

QUY CÁCH

Chai 50ml, chai 250ml, chai 500ml

TÍNH NĂNG TÁC DỤNG

Termize 200SC là thuốc trừ mối chuyên dụng cho các công trình xây dựng như chung cư, trung tâm thương mại, cơ quan, văn phòng, nhà xưởng, kho tàng, đê điều hoặc các vật dụng trong nhà như bàn ghế, tủ giường, đồ dùng bằng gỗ hay mối vườn cây ăn trái, vườn cây công nghiệp…
Termize 200SC là thuốc trừ mối thế hệ mới, ít độc, sử dụng thay thế cho các thuốc trừ mối thế hệ cũ đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.
Thuốc không có mùi, không có tác dụng xua đuổi nên mối không nhận biết và dễ dàng nhiễm phải thuốc trong quá trình di chuyển tìm thức ăn. Sau khi nhiễm thuốc, mối không chết ngay nên vẫn có thể quay về tổ và thông qua các hoạt động bầy đàn như tiếp xúc, đút ăn, vệ sinh tập thể, ăn phân lẫn nhau làm cho thuốc lây lan cả đàn và toàn bộ tổ mối đều chết.
Ngoài tác dụng trực tiếp diệt mối, Termize 200SC còn làm cho mối bị suy yếu tạo điều kiện cho các vi sinh vật ký sinh trên cơ thể mối và bên trong tổ phát triển mạnh nên mối bị giết triệt để.
Termize 200SC có liều lượng sử dụng cực thấp, chỉ bằng 1/5 đến 1/20 các loại thuốc trước đây nên chi phí thấp, dễ vận chuyển, bảo quản và thuốc không có mùi nên không gây khó chịu cho người sử dụng.
010203
“Mối nhiễm thuốc chưa chết ngay mà lây lan diệt cả tổ do sinh hoạt bầy đàn”

Thuốc trừ mối Map Boxer 30EC

Read more

Thuốc trừ mối Map Boxer 30EC là sản phẩm của tập đoàn Map Paciffic Singapore. Map boxer hoạt chất chính là Permethrin thuộc nhóm cúc tổng hợp. Nên rất an toàn đối với người và vật nuôi. Đây là hóa chất phòng trừ mối hữu hiệu cho các công trình xây dựng. Số đăng ký: 975/CNĐKT-BVTV.

Thuốc trừ mối Map Boxer 30EC
 Mô tả về thuốc trừ mối Map Boxer 30EC
Thuốc trừ mối Map Boxer 30EC
Thuốc trừ mối Map Boxer 30EC 1lits
-Thành phần: Hoạt chất: Permethrin ………… 30% và Chất phụ gia: …………..70% w/W.
-Tên: Thuốc trừ mối Map Boxer 30EC.
-Quy cách đóng gói: Chai 1 lít (Thùng 12 lít )
-Xuất xứ: Map Paciffic Singapore
-Công dụng: Thuốc chống mối Map Boxer 30 EC diệt trừ được tất cả các loại mối: Mối gỗ ẩm, mối gỗ khô, mối đất và các loại mọt.
-Ưu điểm:
-Sản phẩm có một lượng thuốc rất nhỏ nhưng có tác dụng diệt mối rất hiệu quả.
-Hóa chất trừ mối rất là an toàn đối với người và môi trường.
Cách pha thuốc phòng mối Map Boxer 30 EC
Map Boxer 30 EC xử lý hào chống mối
-Định mức: Pha 16- 18ml với 1 lít nước
-Liều lượng sử dụng: Phun xử lý 16-18 lít dung dịch Thuốc trừ mối Map Boxer 30EC cho 1 m3
Map Boxer 30 EC xử lý mặt nền
-Định mức: Pha 16- 18ml với 1 lít nước
-Liều lượng sử dụng: Phun xử lý 5 lít dung dịch Thuốc trừ mối Map Boxer 30EC cho 1 m2 nền
Map Boxer 30 EC chống mối mặt tường
-Định mức: Pha 16- 18ml với 1 lít nước
-Liều lượng sử dụng: Phun xử lý 2 lít dung dịch Thuốc trừ mối Map Boxer 30EC cho 1 m2 tườ

Hướng dẫn an toàn khi sử dụng thuốc phòng chống mối Map Boxer 30 EC
Thuốc trừ mối Map Boxer 30EC
Phun thuốc phòng chống mối Map Boxer 30ec tại công trình
-Không tái chế lại vỏ chai
–Thuốc trừ mối Map Boxer 30EC bảo quản ở nơi khô ráo (nhiệt độ dưới 40 độ C), xa tầm tay trẻ em
-Không đổ nguồn thuốc thừa vào nước sinh hoạt
-Tránh để thuốc trừ mối Map Boxer 30EC tiếp xúc với da
-Nếu bị ngộ độc mang người bệnh đến cơ sở y tế kèm theo nhãn chai
-Trang bị bảo hộ khi phun thuốc
-Không ăn uống và hút thuốc khi làm việc
-Pha đúng tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất
-Sản phẩm độc với động vật thủy sinh và cả côn trùng có lợi.
Hướng dẫn sơ cứu khi sử dụng thuốc trừ mối Map Boxer 30EC
-Nếu thuốc trừ mối Map Boxer 30EC dính da: rửa với thật nhiều nước và xà phòng.
-Nếu dính mắt: rửa dưới vòi nước chảy trong 10 – 15 phút.
-Nếu nuốt: phải đưa nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất kèm theo nhãn sản phẩm.

Cách diệt mối tận gốc cho đồ gỗ trong nhà bị mối xông

Read more
Mối thường xông tại các vị trí như: sàn gỗ, khuôn cửa, tủ bếp, cầu thang... Do đây là các vị trí tiếp xúc với mặt đất nơi mối làm tổ hay tường nhà là nơi mối đắp đất tìm nguồn nước và thức ăn.



Các biện pháp phun xịt hóa chất thông thường chỉ diệt được những con mối thợ đi kiếm ăn ở bên ngoài mà không diệt được mối chúa sinh sản ở sâu bên trong tổ. Mối chúa thực chất là một "cỗ máy sinh sản", chúng có khả năng đẻ từ 8.000 - 10.000 trứng/ngày sẵn sàng thay thế những con mối thợ già yếu hoặc bị chết. Đó là lí do tại sao mối thường quay trở lại nhanh chóng nếu không diệt tận gốc.

Vậy có cách diệt mối tận gốc nào hiệu quả an toàn không độc hại không?
Một số phương pháp diệt mối hiệu quả có thể kể đến như khoan bơm hóa chất vào nền móng, hay xông hơi khử trùng. Những cách này có ưu điểm diệt mối cực nhanh và tận gốc song tiềm ẩn những nguy cơ cháy nổ hay độc hại khi độ tồn lưu của thuốc trong công trình có thể kéo dài từ 3 - 5 năm.

Để tránh những trường hợp "diệt mối người cũng chết", khách hàng cần lưu ý chọn lựa cách diệt mối sao cho vừa hiệu quả lại đảm bảo an toàn. Xin giới thiệu 2 cách diệt mối tận gốc an toàn nhất hiện nay để bạn đọc tham khảo:

1. Cách diệt mối tận gốc dùng bả Xterm

Trong bả diệt mối Xterm có chứa các chất hấp dẫn dụ những con mối thợ đến ăn thông những tín hiệu sinh học. Sau khi tha "mồi" về cho mối chúa và những con mối khác trong tổ ăn, hoạt chất IGRS trong bả diệt mối Xterm sẽ khiến mối không thể lột xác được và chết.

Nhược điểm của phương pháp diệt mối này là chi phí khá cao khi mà mỗi hộp Xterm có giá trên dưới 1.500.000/hộp

2. Cách diệt mối tận gốc bằng phương pháp lây nhiễm

Cach diet moi tan goc cho do go trong nha bi moi xong

Cách diệt mối tận gốc này dựa trên cơ chế diệt lây nhiễm "một con dính thuốc làm chết cả đàn". Phương pháp này sử dụng hộp nhử dụ mối thợ ăn tập trung vào hộp sau đó dùng chế phẩm lây nhiễm phun lên mình mối thợ để chúng rút về tổ, khi tiếp xúc với các con mối khác trong tổ mối thợ sẽ lây nhiễm thuốc cho chúng từ đó tổ mối được diệt hoàn toàn.

Nhược điểm của phương pháp này là mất thời gian nhử mối vào trong hộp, thời gian diệt mối có thể kéo dài từ 15 - 20 ngày tùy thuộc vào loại mối và điều kiện thời tiết.
Để được tư vấn cụ thể vui lòng liên hệ hotline: 0943 942 323 or 0932 392 865

Mê mẩn cây bắt ruồi diệt gọn mọi côn trùng

Read more

Năm nay, cây bắt mồi đang trở thành thú chơi mới gây sốt khắp trong Nam ngoài Bắc
Không khí trong nhà ẩm thấp là điều kiện lý tưởng để các loài côn trùng như ruồi, muỗi, gián, kiến,...sinh sôi nảy nở chóng mặt. Đối với những gia đình không có điều hòa thì chắc hẳn đêm đến sẽ là một trải nghiệm khó quên với tiếng muỗi vo ve và những vết đốt sưng tấy.  Bên cạnh giải pháp an toàn như tự chế bẫy bắt ruồi muỗi, thì trồng cây bắt mồi sẽ đem đến cho bạn một trải nghiệm mới lạ.

Một chậu cây bắt mồi xanh um sẽ làm dịu mát không gian gia đình

Một cô gái ở California, Mỹ, tự xưng là Mad Botanist (nhà thực vật học điên rồ) đã kết hợp những kinh nghiệm trồng cây bắt mồi của mình để tạo nên một chậu cây cảnh ăn thịt cỡ đại trong phòng khách. Cô đã dành cả cuộc đời với những loại cây bắt mồi từ khi còn tấm bé, bắt đầu từ những chậu cây bắt mồi be bé 5 đô la mua trong siêu thị. Cô đã từng làm chết 5-6 chậu cây đúc rút được ra cho mình một số mẹo nhỏ để chăm sóc loài cây độc lạ này.

Cây bắt mồi sẽ thu hút ruồi muỗi trong nhà và tiêu diệt chúng

 Với ánh sáng nhân tạo, bạn có thể đặt chậu cây ở bất cứ góc nào trong nhà


Khi màn đêm buông xuống, côn trùng càng bị thu hút bởi ánh đèn từ hộp cây bắt mồi

Theo Mad Botanist thì 90% số cây ăn thịt đều phát triển tốt khi đạt được 3 điều kiện sau:

1. Nước tinh khiết - không có khoáng, muối, hoặc Clo. Bạn có thể tưới nước máy cho cây nhưng nên để qua một đêm cho bay hết các hơi Clo.

2. Độ ẩm càng nhiều càng tốt. Cây bắt mồi rất dễ bị mất nước nên cần một lượng độ ẩm lớn để bảo vệ chúng khỏi 'cháy'. Vì vậy, nếu khi cây bắt mồi thiếu nước, bạn sẽ nhận thấy những chiếc lá sẽ tiêu đi đầu tiên.

3. Ánh sáng mặt trời trực tiếp từ 6-8 giờ (12-15 tiếng nếu sử dụng ánh sáng nhân tạo). Bởi vì cây ăn thịt phát triển trong đất nghèo dinh dưỡng (nửa than bùn, nửa cát), nên chúng chủ yếu dựa vào ánh sáng mặt trời để chuyển hóa thành năng lượng. Những tế bào thần kinh thực vật sẽ lưu trữ năng lượng và kích hoạt các bẫy bắt mồi hoạt động.

Hiện nay ở Việt Nam, cây nắp ấm, cây bắt ruồi, cây gọng vó,...được bán ở nhiều cửa hàng cây cảnh. Được biết, giá một chậu nắp ấm dao động từ 50.000 đến 200.000 đồng/cây tùy vào kích thước. Cây bắt mồi có hai khoảng giá 100.000 đồng - 150.000 đồng. Các loại cây ăn thịt ngoại nhập, khó chăm có giá cả cao hơn. Tuy vậy, vì sự độc lạ và công dụng thần kì của mình, cây bắt mồi vẫn được săn lùng ráo riết.

Các sợi lông của cây gọng vó tiết ra những chất dịch nhầy. Khi ruồi bị mùi hương thu hút và dính bẫy, những chiếc lá sẽ xoắn lại và nhốt chú ruồi xui xẻo bên trong.

Lá cây gọng vó xoắn lại giữ côn trùng bên trong

Cây nắp ấm tím chứa trong mình rất nhiều nước mưa. Cấu tạo "ấm" với chất dịch ở đáy và lông măng trơn trượt ở thành khiến con mồi rơi vào bẫy không thoát ra được. Xác côn trùng sẽ phân hủy dần và trở thành thức ăn cho cây.

Một chú côn trùng bị chết đuối trong bẫy


Ngắm nghía những chú ruồi giãy giụa trong bẫy cũng khá hay ho



Chúng cũng bắt cả muỗi


Cây cỏ bơ sử dụng những chiếc lá có chất dính của mình để thu hút, bẫy và tiêu hóa côn trùng.

Loài hoa của cỏ bơ đẹp không hề kém cạnh các loài cây hoa thông thường. Bạn có thể nhìn thấy rõ những chú ruồi bị dính bẫy trên lá cỏ bơ


Sau khi tiêu hóa hết những chú côn trùng (mất khoảng 1 tuần), những chiếc cánh lại nở ra và chỉ còn lại phần xác khô của côn trùng trong đó. Một chiếc bẫy có thể bắt mồi và tiêu hóa khoảng 5 lần trước khi chết đi. Nhưng trong lúc đó, những chiếc lá non vẫn tiếp tục phát triển, sẵn sàng để bắt mồi.

Diệt côn trùng trong nhà an toàn và hiệu quả

Read more

Diệt côn trùng trong nhà như: diệt gián, diệt kiến, diệt ruồi, diệt mối, diệt mọt phát triển trong ngồi nhà của bạn.
An Phúc Pest Control xin giới thiệu một số cách rất đơn giản sau đây sẽ giúp giúp bạn diệt những côn trùng gây hại.

Để diệt gián, không đơn giản là dùng băng phiến, thậm chí là không nên dùng vì mùi hắc của băng phiến lan tỏa khắp nhà. Hiện nay đã có rất nhiều sản phẩm không mùi dưới dạng những gói nhỏ, đặt trên giá hoặc treo trên thanh treo giữa các ngăn tủ.

Viên long não hay thông tuyết có tác dụng lâu dài và tốt hơn băng phiến. Nếu ngoài băng phiến ra mà không có viên long não hoặc những loại khác, có thể khử mùi băng phiến khó chịu bằng cách để quần áo sắp mặc vào chỗ thông thoáng trong một ngày sẽ bay hết. Nếu cần thay quần áo ngay, lấy quạt điện thổi hoặc lấy vải ướt phủ lên rồi là một lượt, chắc chắn mùi băng phiến sẽ không còn khó chịu nữa. Có thể áp dụng mẹo nhỏ sau: đặt những túi may bằng vải mutxơlin đựng vỏ chanh khô hoặc những miếng bông thấm nước chứa tinh dầu oải hương, húng, hương thảo, trắc bách diệp, kinh giới hoặc rượu long não xen giữa quần áo. Cần lưu ý về đồ len, phải giặt sạch trước khi xếp vào tủ vì con nhậy rất thính với đồ len bám hơi người.

Những loại “hoa” nhân tạo có khả năng tự dính chống ruồi, không mùi đã được sản xuất. Đây là một loại khí dung đặt trong tủ bếp trong thời gian 4 tháng. Ngoài ra, còn có loại hương vòng đốt ở ngoài và máy khuếch tán điện chống ruồi có chương trình khởi động tự động. Tuy nhiên, loại này chỉ nên hoạt động vào ban ngày. Lấy tỏi đun trong nước sôi rồi cắt thành từng miếng trộn với vài miếng đinh hương để trong những đĩa nhỏ. Khoảng 2-3 ngày thay tỏi một lần. Hoặc treo các túi nilon nước sạch ở những nơi nhiều ruồi, chắc chắn ruồi sẽ sợ mà bay đi.

Khi bạn bị nhạy cảm với những vết muỗi đốt thì nên dự phòng thuốc chống muỗi đốt như Pyrel tinh dầu tự nhiên, dùng bộ khuếch tán ánh sáng, tia cực tím và đốt nến thơm mùi sả. Có thể dùng màn bằng sợi polyester. Dùng điều hòa cũng là cách để tránh muỗi vì đã ngăn chặn đường muỗi vào qua đường cửa sổ. Những loại khí dung có tác dụng tức thời hoặc lâu dài, hương vòng để đốt, các loại máy khuếch tán điện hoặc những loại máy siêu thanh. Sản phẩm mới là máy khuếch tán chạy pin, thích hợp trong những chuyến dã ngoại, cắm trại hoặc dùng các loại thuốc xịt trực tiếp vào vết muỗi đốt. Dùng lá xôn, trúc đào, húng và hương thảo đặt vào giữa một bó giấy báo đã vò kỹ, tưới dầu paraphin hoặc sáp chảy vào, đốt bên ngoài trong khoảng 30 phút trước khi ngồi vào bàn ăn.

Gần như kiến có mặt khắp mọi nơi, từ nền nhà, nóc nhà, đồ dùng và cả thức ăn, hoa quả… Những loại khí dung có hiệu quả ngay và lâu dài, những loại bột để rắc quanh những chỗ kiến hay đi tới đều hiệu quả. Dùng keo nước chống kiến chỉ cần chấm vào những chỗ kiến đi qua. Các loại bẫy, ống hoặc xịt một loại bọt diệt kiến đi sâu vào những xó xỉnh và những chỗ tổ kiến. Nếu muốn bảo vệ môi trường sống, nên trồng cây bạc hà, oải hương, cúc vạn thọ. Có thể đặt bột phấn viết hoặc rau húng trên đường kiến đi qua, sẽ tránh được kiến vì chúng thường ghét những thứ này.Dùng hạt tiêu, hoa hồi cho vào vải gói lại, đặt vào hũ để bột gạo, đậy kín nắp, mọt sẽ không tấn công nữa. Cho đỗ xanh vào nước sôi ngâm từ

1-2 phút để diệt hết trứng mọt. Sau đó mang ra phơi khô, cho vào lọ đậy nắp kín bảo quản lâu dài. Nếu đỗ xanh đã bị mọt ăn thì áp dụng phương pháp trên cũng xử lý được mối mọt sau này. Mứt táo bảo quản không cẩn thận cũng là nơi mối mọt dễ xâm nhập. Chính vì vậy không nên để mứt táo, táo khô ở nơi nhiều gió, nhiệt độ và độ ẩm cao. Vì nếu để ngoài gió, táo dễ bị khô héo, vỏ ngả sang đen sẫm; để ở nơi có nhiệt độ cao, độ ẩm cao làm cho táo chảy nước, mốc meo. Phương pháp bảo quản tốt nhất là phơi nắng 4-5 ngày vào thời gian giữa mùa xuân, rang 30-40g muối rồi giã thành bột. Sau đó, cho táo vào lọ, mỗi lớp táo khô rắc một ít bột muối lên rồi đậy kín lại. Làm như vậy mứt táo, táo khô sẽ không bị mối mọt.

Để chống mối mọt cho quần áo len dạ cần phải thường xuyên để thông thoáng tủ treo quần áo len dạ. Nguyên nhân chính là do không khí lưu thông, áo quần thường xuyên chuyển chỗ, mối mọt không dễ gì bám vào để sinh sôi nảy nở. Còn quần áo để trong tủ vừa không thoáng gió cũng không kín hoàn toàn nên mối mọt dễ phát triển. Nếu quần áo sạch đặt trong túi nilon, cho băng phiến vào rồi buộc kín miệng túi lại sẽ không bị mối mọt và gián nhấm. Quần áo bẩn là nơi môi trường phát triển khá lý tưởng của vi sinh vật. Cho nên quần áo mặc rồi cần phải giặt sạch, phơi khô, là lượt một lần để diệt hết mối mọt còn ẩn nấu trong quần áo len dạ. Khi phát hiện quần áo đã bị mối mọt nên vá hoặc mạng lại những vết mối mọt cắn không nên mang đi giặt ngay vì như vậy sẽ làm các lỗ mối mọt nhấm to ra, mép lỗ xù lông, gây mất thẩm mỹ và cũng khó vá mạng lại.

Mối phá hoại công trình xây dựng thiệt hại hàng tỉ đồng

Read more

Vấn đề mối mọt phá hoại các công trình xây dựng, kho tàng, khu bảo tồn di tích, đê điều, cây trồng … hiện nay là rất nghiêm trọng. Dù chưa có số liệu thống kê chính thức nào, nhưng thiệt hại hàng năm do mối mọt gây ra không phải là nhỏ.

Mối không những xâm nhập vào nhà tranh, vách nứa, mà còn xâm nhập vào những nhà xây dựng kiên cố, bê tông cốt thép; thâm nhập đường hầm cáp, nhà xưởng, nhà kho, thuỷ điện, gây chập mạch điện, ảnh hưởng các công trình kỹ thuật. Để khắc phục hậu quả, mỗi công trình phải cần kinh phí hàng chục triệu đồng để sữa chửa. Đặc biệt là các vật tư, nguyên liệu quí hiếm, các lưu trữ, các thư tịch cổ, các hiện vật bảo tồn, bảo tàng, giá trị không thể tính bằng tiền bạc.

Những năm gần đây, ở các tỉnh đã phải chi một khoảng tiền khá lớn cho việc phòng trừ mối mọt, bảo quản và giữ gìn tài sản Nhà nước, từ những công trình cơ sở như trường học, bệnh viện, khu làm việc … đến các công trình kiên cố to đẹp như Ngân hàng Nhà nước, Kho tiền, Văn phòng Tỉnh uỷ, phòng lưu trữ hồ sơ UBND tỉnh, phòng lưu trữ hồ sơ Sở Công an, các trạm viba thông tin liên lạc … đã bị mối mọt tấn công. Đó là chưa kể các tổn thất do mối mọt ở nhà ở và các công trình khác của nhân dân.

Tìm hiểu sự phá hại của loài mối qua đặc tính sinh trưởng của mối

Mối thuộc Lớp Côn trùng (Insecta), Lớp phụ có cánh (Pterygota), Bộ Cánh bằng Isoptera, thuộc nhóm côn trùng biến thái không hoàn toàn, ấu trùng biến đổi hình dạng qua mỗi lần lột xác cho đến khi thành con trưởng thành (Trừng - Thiếu trùng - Trưởng thành). Trứng được đẻ tách biệt và xếp thành những hàng dài. Trứng nở ra Mối con, được Mối thợ hay Mối con lớn hơn mớm cho ăn. Mối con lột xác 5 – 6 lần và biến đổi khác biệt để có thể thành Mối thợ, Mối lính hay Mối cánh. Thời gian của quá trình cần từ 2 – 4 tháng đến 5 – 6 tháng, sự tăng trưởng và biến đổi này phụ thuộc vào các yếu tố: Thức ăn có sẵn; Nhiệt độ môi trường; Sức mạnh mẽ của tộc đoàn mối.

Giữa các loài chỉ có sự khác nhau về hình thái, số lượng cá thể, cấu trúc tổ … song đều có sự giống nhau là sống thành tập đoàn, trong đó có sự phân chia lao động theo chức năng: Mối thợ, Mối lính, Mối vua - chúa… và đôi khi có thêm nhiều đẳng cấp khác nữa.

Mối cánh rời tổ bay hợp hôn ở mùa phân đàn và thành lập tổ non mới. Khi một cặp Mối rụng cánh làm tổ ở nơi môi trường thuận lợi, chúng làm một chỗ hổng nhỏ trong đó, Mối cái bắt đầu đẻ một số ít trứng, Mối cái sau này trở thành Mối chúa và Mối đực trở thành Mối vua. Ở giai đoạn ban đầu này chúng phải chăm sóc và cho lũ Mối con ăn, nhưng sau đó một thời gian công việc này sẽ do Mối thợ hay Mối non lớn đảm nhiệm.

Một đôi Mối rụng cánh lập tổ, mới đầu chỉ đẻ khoảng từ 10 – 20/ngày, nhưng sau vài năm có thể đẻ 1000 trứng/ngày hoặc hơn.

Một tập đoàn Mối (Coptotermes acinaciformis) đôi khi cần từ 2 – 5 năm trước khi đủ mạnh về số lượng dân số để tàn phá dữ dội các công trình xây dựng kiến trúc. Trong trường hợp chung thì sự phá hoại công trình xây dựng có thể do một tổ Mối khoảng một ít tháng tuổi. Đối với một số loài, tổ phụ có thể tách khỏi tổ chính và phát triển nhanh chóng tàn phá các công trình kiến trúc.

Thiệt hại do mối gây ra về tài sản, tài chính cho nhiều quốc gia.

Hàng năm mối gây ra những thiệt hại không nhỏ về tài chính cho nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam chúng ta. Tại các công trình đang sử dụng, mỗi năm chúng ta phải bỏ ra một lượng kinh phí khổng lồ để duy trì, sửa chữa và thế các thiệt hại và khiếm khuyết mà mối đã gây ra.

Các công trình xây dựng hiện nay đang có nguy cơ tiềm ẩn về sự phá hoại của loài mối. Mỗi đối tượng nhà cửa, kho tàng và cây... bị các loài mối gây hại ở mức độ khác nhau. Riêng với nhà cửa, kho tàng ở nước ta thì mức độ gây hại nghiêm trọng nhất thuộc về các loài mối thuộc giống coptotermes (còn gọi là mối gỗ ẩm), tiếp theo là các loài thuộc nhóm mối đất, tập trung trong 2 giống Odontotermes và Macrotermes, cuối cùng là nhóm mối gỗ khô, thuộc giống Cryptotermes. Các loài mối coptotermes làm tổ ngầm trong nền móng công trình, trong cây, hoặc kết cấu khác của công trình, đường mui chủ yếu là đơn lẻ, chúng hoạt động ở nhiều tầng cao thấp khác nhau của công trình.

Là loài côn trùng bộ Cánh đều (Isoptera), chuyên dinh dưỡng trên các nguồn thức ăn có chứa cellulose. Chúng có các đặc điểm chung sau đây: Hàm của mối thợ (mối đi kiếm ăn) là hàm nhai nghiền nên chúng có thể gặm được các loại gỗ cứng, kể cả lim, chúng cũng có thể cắn phá được cả những vật liệu bằng plastic. Khi đi kiếm ăn chúng thường đắp đất tạo thành lớp bảo vệ ở nơi kiếm ăn. Một số loài có khả năng khoét đất tạo khoang rỗng trong lòng đất. Tác hại của chúng đối với các đối tượng kinh tế chủ yếu là:

- Phá huỷ các đồ vật và các cấu kiện gỗ trong công trình.

- Phá huỷ hệ thống cáp điện ngầm và các thiết bị điện tử.

- Gây sụt lún cho nền móng công trình. Phá huỷ các tài liệu, sách vở, carton, các vật liệu có nguồn gốc từ cellulose và thức ăn mà loài mối rất ưa thích.

- Mối gây gãy, đổ, chết cây trồng.

Với những tác hại mà mối gây ra đối với công trình xây dựng. Trước những nguy cơ làm sụt lún công trình. Đã có những biện pháp, phương pháp, cách diệt mối phù hợp dựa trên đặc tính sinh học của mối.

Bảy loại côn trùng nguy hiểm đang sống trong nhà bạn

Read more
 Trong cuộc sống hàng ngày dù có giữ vệ sinh sạch sẽ đến đâu chúng ta vẫn thường xuyên phải “chạm mặt” những loại côn trùng gây hại cho sức khỏe như: gián, muỗi, ruồi… An Phúc Pest Control chắc chắn một điều trong phòng của bạn đang có một trong số những loại côn trùng dưới đây:

1. Gián là loài côn trùng có đôi cánh ôm kín lưng, kích thước khác nhau tùy theo loài, có thể dài từ 2 - 3mm đến 80mm, thân có màu nâu sáng hoặc đen và chúng ít khi bay. Các loại gián nhà thường gặp là gián Mỹ (Periplaneta americana), gián Úc (Periplaneta australasiae), gián Đông Phương (Blatta orientalis), gián có băng vàng, nâu (Supella longipalpa), gián Đức (Blattella germanica).
Gián sinh trưởng qua 3 giai đoạn: trứng, thiếu trùng và con trưởng thành. Tùy theo điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, trứng gián có thể nở thành thiếu trùng sau từ 1 đến 3 tháng. Gián nhà thường sống chung với người và gây hại cho con người ở trong nhà tại những vùng có khí hậu nhiệt đới, ôn đới, ấm áp, ẩm thấp, có thức ăn thích hợp.
Gián nhà là loại côn trùng có hại cho sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của con người vì chúng có tập tính sống ở những nơi bẩn thỉu, hủy hoại và làm thức ăn bị nhiễm khuẩn, đồng thời có thể gặm nhấm làm hư hỏng một số vật dụng như quần áo, vải vóc, bìa gáy sách vở... Chúng vừa ăn vừa nôn mửa những thức ăn mà chúng đã tiêu hóa một phần và đào thải phân rải rác khắp nơi.

Các chất bài tiết, nôn mửa từ miệng gián, các tuyến trên cơ thể của gián có mùi hôi đặc biệt, rất khó chịu và đọng lại rất lâu trên những vật dụng mà nó đã đi qua. Có lẽ bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được cái mùi rất đặc trưng của loài gián sống gần gũi và làm phiền hà cho mình, một số người thường bị dị ứng với gián khi có sự tiếp xúc thường xuyên.

2. Mối là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián. Mối là côn trùng hoạt động ẩn náu, theo đàn. Trên thế giới có hơn 2700 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà, mối đất cánh đen. Cuối tháng 5, đầu tháng 6 là mùa sinh sản chính của mối.




Mối thích ăn chất cellulose, của gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt, vòm họng rất chắc. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hoá nhưng đường ruột mối có một loài siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung cấp cho mối. Mối là côn trùng có hại. Nó phá hoại nhà cửa, đê điều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống.. .thậm chí mối còn tấn công con người khi phá tổ của chúng.

3. Kiến (tên khoa học: Formicidae) là một họ côn trùng thuộc bộ Cánh màng, kiến được tìm thấy trên tất cả các lục địa trừ Nam Cực.

Kiến ăn uống rất đa dạng, cả động vật và thực vật. Những con kiến này ăn các con côn trùng khác, cả sống và chết, hầu như bất cứ thứ gì con người ăn.Chúng đặc biệt thích dịch ngọt do bọ vừng tiết ra. Nhiều đồ ngọt và thịt có trong bếp và các khu vực kho chứa cũng bị chúng ăn, bao gồm xi-rô, mật, mứt, đường thịt, mỡ, chất béo.

Loài kiến khi di chuyển rồi bò vào thức ăn mang theo một lượng vi khuẩn lớn ảnh hưởng đến con người và là tác nhân truyền bệnh gián tiếp, đó là cách bệnh như: Tiêu chảy, dịch sốt, ho… Không chỉ có vậy khi bị kiến đốt con bị phát ban, gây mẩm ngứa, dị ứng rất nguy hiểm đến tính mạng.

4. Loài ruồi nhà thường gặp có tên khoa học là Musca domestica, sống rất gần gũi với loài người trên toàn thế giới. Chúng thường được tìm thấy ở những khu dân cư hoặc súc vật sinh sống, nơi có nhiều thực phẩm và chất thải.

Ruồi nhà có sức sinh sản khá nhanh và mạnh, ruồi cái có thể đẻ đến 150 trứng trong vòng 5-6 ngày. Nên quần thể ruồi nhà có thể bùng phát số lượng trong vòng vài tuần. Ruồi nhà ăn thực phẩm của người và chất thải vì thế chúng có thể mang và phát tán nhiều loại mầm bệnh khác nhau như tiêu chảy, bệnh nhiễm trùng da và mắt.

Ruồi hoạt động chủ yếu vào ban ngày khi chúng ăn và giao phối, về đêm bình thường ruồi đậu yên. Ban ngày, khi không tìm thức ăn, ruồi thường trú đậu ở sàn nhà, tường, trần nhà, cũng như ngòai bờ rào, gần nhà xí, thùng rác, dây phơi quần áo, thảm cây thấp …

Ruồi mang mầm bệnh khi chúng kiếm ăn. Mầm bệnh có thể dính bề mặt ngòai cơ thể ruồi và có thể được nuốt vào trong dạ dày với thức ăn. Mầm bệnh được truyền đến người khi ruồi tiếp xúc với người và thức ăn Đa số mầm bệnh do ruồi truyền đều nhiễm trực tiếp qua đường thức ăn, nước uống …Những bệnh do ruồi truyền như kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn, tả và một số bệnh giun sán, nhiễm trùng mắt và một số bệnh ngoài da như mụn cóc, nấm, phong.

5. Muỗi: Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.

Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.

Một số loài muỗi có khả năng là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người, hay giữa động vật và người. Các bệnh do muỗi truyền có thể gây tử vong cao gồm sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da ...

Ở Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa hàng năm, sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên các dịch bệnh làm tử vong nhiều bệnh nhân. Mùa hè năm 2004, có vài chục nghìn người Việt Nam bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết, trong đó có vài chục ca tử vong, do muỗi truyền. Trên thế giới, có khoảng hơn nửa tỷ người mắc bệnh sốt rét hàng năm, tập trung ở Châu Phi, với thủ phạm truyền bệnh là muỗi.

6. Rệp là loài côn trùng đốt máu và gây phiền hà cho con người trong sinh hoạt hàng ngày, Rệp phát triển qua 3 giai đoạn: trứng, thanh trùng và con trưởng thành. Trứng rệp thường được rệp trưởng thành đẻ vào cùng một chỗ ở khe tường, tủ, giường, phản, bàn, ghế...; có khi nó đẻ vào cả giấy, vải... Trứng rệp có thể phát triển tốt ở gỗ, đất...


Vai trò truyền bệnh của rệp chưa được xác định một cách rõ ràng. Rệp đốt người gây cảm giác khó chịu, đặc biệt là mất ngủ vào ban đêm, lâu dần làm suy giảm sức khỏe của người bị rệp đốt máu.

Rệp có thể lưu giữ các mầm bệnh như dịch hạch, sốt phát ban, sốt hồi quy, tularemia, sốt Q... nhưng vai trò truyền bệnh của rệp chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ.

7. Bọ xít hút máu người thuộc họ bọ xít ăn sâu, rất dễ nhận biết về mặt hình thái, với các đặc điểm nổi bật như dài từ 9,5 - 33 mm, vòi cong và rất khỏe, phần bụng dẹt và to, rìa bụng có những viền màu vàng, toàn thân màu nâu. Chúng hoạt động chậm chạp và chủ yếu vào ban đêm. Ban ngày rất khó phát hiện vì nó chui vào khe cửa, khe bàn ghế và trần gỗ...

                                     

Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra nó truyền bệnh cho người thông qua ký sinh trùng có tên khoa học là Trybannosoma Cruzi, gây ra các bệnh về máu rất nguy hiểm, với các giai đoạn khác nhau. Nếu bị mãn tính, có thể gây bệnh kéo dài từ 10 - 30 năm, gây chết người bởi các bệnh máu như rung tim, tắc huyết áp, đặc biệt là miễn dịch. Sau khi con người mắc bệnh, bệnh sẽ được lây truyền qua đường truyền máu và từ mẹ sang con.
Để tiêu diệt côn trùng gây hại sức khỏe của bạn, hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn và loại bỏ triệt để bằng các loại thuốc an toàn
An Phúc Pest Control hân hạnh phục vụ quý khách
Điện thoại tư vấn: 0943 942 323 - 01666 522 134
 
Blog này được lập bởi: LÊ HẢI NAM
diet moi | diệt mối | diet moi tan goc |diệt mối tận gốc | phong chong moi |