Mối phá hoại công trình xây dựng thiệt hại hàng tỉ đồng


Vấn đề mối mọt phá hoại các công trình xây dựng, kho tàng, khu bảo tồn di tích, đê điều, cây trồng … hiện nay là rất nghiêm trọng. Dù chưa có số liệu thống kê chính thức nào, nhưng thiệt hại hàng năm do mối mọt gây ra không phải là nhỏ.

Mối không những xâm nhập vào nhà tranh, vách nứa, mà còn xâm nhập vào những nhà xây dựng kiên cố, bê tông cốt thép; thâm nhập đường hầm cáp, nhà xưởng, nhà kho, thuỷ điện, gây chập mạch điện, ảnh hưởng các công trình kỹ thuật. Để khắc phục hậu quả, mỗi công trình phải cần kinh phí hàng chục triệu đồng để sữa chửa. Đặc biệt là các vật tư, nguyên liệu quí hiếm, các lưu trữ, các thư tịch cổ, các hiện vật bảo tồn, bảo tàng, giá trị không thể tính bằng tiền bạc.

Những năm gần đây, ở các tỉnh đã phải chi một khoảng tiền khá lớn cho việc phòng trừ mối mọt, bảo quản và giữ gìn tài sản Nhà nước, từ những công trình cơ sở như trường học, bệnh viện, khu làm việc … đến các công trình kiên cố to đẹp như Ngân hàng Nhà nước, Kho tiền, Văn phòng Tỉnh uỷ, phòng lưu trữ hồ sơ UBND tỉnh, phòng lưu trữ hồ sơ Sở Công an, các trạm viba thông tin liên lạc … đã bị mối mọt tấn công. Đó là chưa kể các tổn thất do mối mọt ở nhà ở và các công trình khác của nhân dân.

Tìm hiểu sự phá hại của loài mối qua đặc tính sinh trưởng của mối

Mối thuộc Lớp Côn trùng (Insecta), Lớp phụ có cánh (Pterygota), Bộ Cánh bằng Isoptera, thuộc nhóm côn trùng biến thái không hoàn toàn, ấu trùng biến đổi hình dạng qua mỗi lần lột xác cho đến khi thành con trưởng thành (Trừng - Thiếu trùng - Trưởng thành). Trứng được đẻ tách biệt và xếp thành những hàng dài. Trứng nở ra Mối con, được Mối thợ hay Mối con lớn hơn mớm cho ăn. Mối con lột xác 5 – 6 lần và biến đổi khác biệt để có thể thành Mối thợ, Mối lính hay Mối cánh. Thời gian của quá trình cần từ 2 – 4 tháng đến 5 – 6 tháng, sự tăng trưởng và biến đổi này phụ thuộc vào các yếu tố: Thức ăn có sẵn; Nhiệt độ môi trường; Sức mạnh mẽ của tộc đoàn mối.

Giữa các loài chỉ có sự khác nhau về hình thái, số lượng cá thể, cấu trúc tổ … song đều có sự giống nhau là sống thành tập đoàn, trong đó có sự phân chia lao động theo chức năng: Mối thợ, Mối lính, Mối vua - chúa… và đôi khi có thêm nhiều đẳng cấp khác nữa.

Mối cánh rời tổ bay hợp hôn ở mùa phân đàn và thành lập tổ non mới. Khi một cặp Mối rụng cánh làm tổ ở nơi môi trường thuận lợi, chúng làm một chỗ hổng nhỏ trong đó, Mối cái bắt đầu đẻ một số ít trứng, Mối cái sau này trở thành Mối chúa và Mối đực trở thành Mối vua. Ở giai đoạn ban đầu này chúng phải chăm sóc và cho lũ Mối con ăn, nhưng sau đó một thời gian công việc này sẽ do Mối thợ hay Mối non lớn đảm nhiệm.

Một đôi Mối rụng cánh lập tổ, mới đầu chỉ đẻ khoảng từ 10 – 20/ngày, nhưng sau vài năm có thể đẻ 1000 trứng/ngày hoặc hơn.

Một tập đoàn Mối (Coptotermes acinaciformis) đôi khi cần từ 2 – 5 năm trước khi đủ mạnh về số lượng dân số để tàn phá dữ dội các công trình xây dựng kiến trúc. Trong trường hợp chung thì sự phá hoại công trình xây dựng có thể do một tổ Mối khoảng một ít tháng tuổi. Đối với một số loài, tổ phụ có thể tách khỏi tổ chính và phát triển nhanh chóng tàn phá các công trình kiến trúc.

Thiệt hại do mối gây ra về tài sản, tài chính cho nhiều quốc gia.

Hàng năm mối gây ra những thiệt hại không nhỏ về tài chính cho nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam chúng ta. Tại các công trình đang sử dụng, mỗi năm chúng ta phải bỏ ra một lượng kinh phí khổng lồ để duy trì, sửa chữa và thế các thiệt hại và khiếm khuyết mà mối đã gây ra.

Các công trình xây dựng hiện nay đang có nguy cơ tiềm ẩn về sự phá hoại của loài mối. Mỗi đối tượng nhà cửa, kho tàng và cây... bị các loài mối gây hại ở mức độ khác nhau. Riêng với nhà cửa, kho tàng ở nước ta thì mức độ gây hại nghiêm trọng nhất thuộc về các loài mối thuộc giống coptotermes (còn gọi là mối gỗ ẩm), tiếp theo là các loài thuộc nhóm mối đất, tập trung trong 2 giống Odontotermes và Macrotermes, cuối cùng là nhóm mối gỗ khô, thuộc giống Cryptotermes. Các loài mối coptotermes làm tổ ngầm trong nền móng công trình, trong cây, hoặc kết cấu khác của công trình, đường mui chủ yếu là đơn lẻ, chúng hoạt động ở nhiều tầng cao thấp khác nhau của công trình.

Là loài côn trùng bộ Cánh đều (Isoptera), chuyên dinh dưỡng trên các nguồn thức ăn có chứa cellulose. Chúng có các đặc điểm chung sau đây: Hàm của mối thợ (mối đi kiếm ăn) là hàm nhai nghiền nên chúng có thể gặm được các loại gỗ cứng, kể cả lim, chúng cũng có thể cắn phá được cả những vật liệu bằng plastic. Khi đi kiếm ăn chúng thường đắp đất tạo thành lớp bảo vệ ở nơi kiếm ăn. Một số loài có khả năng khoét đất tạo khoang rỗng trong lòng đất. Tác hại của chúng đối với các đối tượng kinh tế chủ yếu là:

- Phá huỷ các đồ vật và các cấu kiện gỗ trong công trình.

- Phá huỷ hệ thống cáp điện ngầm và các thiết bị điện tử.

- Gây sụt lún cho nền móng công trình. Phá huỷ các tài liệu, sách vở, carton, các vật liệu có nguồn gốc từ cellulose và thức ăn mà loài mối rất ưa thích.

- Mối gây gãy, đổ, chết cây trồng.

Với những tác hại mà mối gây ra đối với công trình xây dựng. Trước những nguy cơ làm sụt lún công trình. Đã có những biện pháp, phương pháp, cách diệt mối phù hợp dựa trên đặc tính sinh học của mối.

 
Blog này được lập bởi: LÊ HẢI NAM
diet moi | diệt mối | diet moi tan goc |diệt mối tận gốc | phong chong moi |