Các kiến thức chung về loài mối

Mối và kiến đều là côn trùng xã hội, chúng có nhiều đặc điểm giống nhau. Về hình thái, cơ thể của chúng đều chia làm 3 phần chính: đầu, ngực và bụng. Nhưng chúng có một đặc điểm khác nhau về hình thái  rất dễ nhận biết, đó là kích thước to, nhỏ của phần ngực so với phần đầu và phần bụng ở 2 nhóm. Kiến có phần ngực rất nhỏ và “thắt đáy lưng ong”so với 2 phần còn lại. Trái lại mối trông lại “béo trục, béo tròn”do phần ngực không có sự khác biệt đáng kể nào  so với đầu và bụng.

Nhiều loài kiến nhiễm vào thức ăn, làm  mất vệ sinh, gây thiệt hại không đáng kể cho công trình. Nhưng nhiều loài mối khi xâm nhập vào công trình chúng thường gây thiệt hại nhiều mặt và to lớn cho công trình.

Loại mối nào nguy hại nhất? nhận biết chúng ra sao?

Mỗi đối tượng; nhà cửa, kho tàng; đê đập và cây... bị các loài mối gây hại ở mức độ khác nhau. Riêng với nhà cửa, kho tàng ở nước ta thì mức độ gây hại nghiêm trọng nhất thuộc về các loài mối thuộc giống coptotermes (còn gọi là mối gỗ ẩm), tiếp theo là các loài thuộc nhóm mối đất, tập trung trong 2 giống Odontotermes và Macrotermes, cuối cùng là nhóm mối gỗ khô, thuộc giống Cryptotermes.
Các loài mối coptotermes làm tổ ngầm trong nền móng công trình, trong cây, hoặc kết cấu khác của công trình, đường mui chủ yếu là đơn lẻ, chúng hoạt động ở nhiều tầng cao thấp khác nhau của công trình.

Các loài mối đất chỉ làm tổ trong đất, trong tổ luôn có vườn nấm Termitomyces, chúng kiếm ăn chủ yếu ở tầng 1, đường mui thường phủ kín thành lớp trên bề mặt cấu kiện gỗ.

Các loài mối gỗ khô chỉ làm tổ trong các cấu kiện gỗ, số lượng cá thể của một tổ thường chỉ có vài trăm con. Phân thải ra có dạng hạt cải.

Môi có bao nhiêu loài, xác định loài có ý nghĩa gì

Trên thế giới mối có trên 2700 loài. Các loài có đặc điểm khác nhau. Chúng khác nhau về cấu trúc tổ (có loài làm tổ nổi trên mặt đất, có loài làm tổ chìm, có loài làm tổ trên cây), đặc điểm dinh dưỡng (có loài chuyên ăn gỗ khô, có loài chuyên ăn gỗ ẩm, có loài chuyên ăn mùn), có loài đắp đường mui, có loài không đắp đường mui khi đi kiếm ăn, có loài ăn bên ngoài có loài chuyên ăn bên trong gỗ….

Ở Việt Nam, hiện đã phát hiện 106 loài mối. Trong đó có một số nhóm loài gây hại thường gặp là các giống: Coptotermes, Odototermes, Macrotermes, Microtermes, Hypotermes, Cryptotermes. Biện pháp phòng trừ đối với từng nhóm loài có khác nhau; các loài Coptotermes có thể dùng biện pháp nhử để tập trung mối nhưng các loài Cryptotermes thì không thể nhử được. Vì vậy, để đề ra biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất cần phải biết công trình đang bị loài nào gây hại, từ đó xây dựng giải pháp phòng trừ hiệu quả nhất cho công trình.

Mối gây hại gì

Mối có thể gây hại gì cho chúng ta

Mối là nhóm côn trùng chuyên dinh dưỡng trên các nguồn thức ăn có chứa cellulose. Chúng có các đặc điểm chung sau đây: Hàm của mối thợ (mối đi kiếm ăn) là hàm nhai nghiền nên chúng có thể gặm được các loại gỗ cứng, kể cả lim, chúng cũng có thể cắn phá được cả những vật liệu bằng plastic. Khi đi kiếm ăn chúng thường đắp đất tạo thành lớp bảo vệ ở nơi kiếm ăn. Một số loài có khả năng khoét đất tạo khoang rỗng trong lòng đất. Tác hại của chúng đối với các đối tượng kinh tế chủ yếu là:

    Phá huỷ các đồ vật và các cấu kiện gỗ trong công trình.
    Phá huỷ hệ thống cáp điện ngầm và các thiết bị điện tử.
    Gây sụt lún cho nền móng công trình.
    Mối gây gãy, đổ, chết cây trồng.

Những nơi nào có thể bị mối gây hại

Mối là nhóm côn trùng ưa nhiệt, chúng chỉ có ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Việt nam nằm hoàn toàn trong vùng phân bố của mối do đó suốt từ Bắc đến Nam vùng nào cũng có mối, mối có mặt cả vùng nông thôn đến thành thị. Riêng ở các vùng núi mối có thể có mặt trên những đỉnh núi cao trên 1700m. Nói như vậy, hầu như tất cả các khu vực có người cư trú trên đất Việt Nam thì nơi nào cũng có mối và nhà cửa ở vùng nào cũng có thể bị mối gây hại.

Tại sao gọi mối là côn trùng xã hôị

Mỗi nhóm cá thể đóng vai trò riêng biệt. Đàn mối chỉ tồn tại khi có đủ các nhóm này, mỗi nhóm là mỗi đẳng cấp có chức năng riêng như xã hội con người

Một đàn mối thường có các đẳng cấp cơ bản sau:

    Mối thợ chiếm khoảng 85% số cá thể trong đàn, chuyên làm nhiệm vụ kiếm ăn, chế biến thức ăn, xây dựng tổ, chăm sóc con non và các cá thể khác trong đàn (trong tiếng Anh là worker – công nhân). Các cá thể này có hệ sinh sản tiêu giảm.
    Mối lính chiếm khoảng 10% số cá thể trong đàn, chuyên làm nhiệm vụ đánh đuổi kẻ thù bảo vệ đàn (trong tiếng Anh là soldier – lính). Các cá thể này có hệ sinh sản tiêu giảm
    Mối vua chúa làm nhiệm vụ sinh sản ra các cá thể khác trong đàn, Mỗi  đàn  có  1 hoặc 1 vài  mối  vua, 1 vài  mối  chúa (trong tiếng Anh là king và queen – vua và hoàng hậu). Các cá thể này có hệ sinh sản r ất ph át tri ển.
    Mối cánh chiếm khoảng 5% số cá thể trong đàn, chuyên làm nhiệm vụ xây dựng các tổ mối mới (trong tiếng Anh là imago– mối trưởng thành). Các cá thể này có hệ sinh sản phát triển.

Sự tồn tại của đàn mối dựa trên sựthựchiện các chức năng một cách tự giác của t ừng đ ẳng cấp. Đảm bảo cho sự cân bằng về dinh dưỡng, năng lượng, vi khí hậu phù hợp, chống lại được kẻ thù, đảm bảo duy trì nòi giống. Tổ chức của một đàn mối cũng được phân công nh ư m ột x ã hội nguyên thuỷ của con người vậy.
QUÝ KHÁCH HÀNG CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ
Phòng kinh doanh
Mr Tài  : 0932 392 865
Mr Tuấn : 094 394 2323
ĐT : 04 62970814

Email :dietcontrungmienbac@gmail.com
Website : http://dietcontrungmienbac.com
              http://dietcontrung114.weebly.com/
              http://www.dietcontrung114.coo.me/
 Công ty CP đầu tư và phát triến công nghệ An Phúc
VPGD: Biệt thự số 20/26, đường Nguỵ Như Kon Tum – Nhân Chính -Thanh Xuân - HN
 Cơ sở 1: 36 - Phố Lũng Kênh – Hoài Đức – Hà Nội (Cổng Viện Hoài Đức)
Cơ sở 2: Số 10 - Trần Phú - P.Văn Quán - Q.Hà Đông – Hà Nội.
Cơ sở 3: 26 - Đường K2 - Cầu Diễn – Từ Liêm - Hà Nội.
Cơ sở 4: Số 938 - Đường Bạch Đằng - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 5: Số 12 B Cát linh ,Đống Đa, Hà Nội
Cơ sở 6 : Xóm 1 Hải Bối-Đông Anh-Hà Nội



 
Blog này được lập bởi: LÊ HẢI NAM
diet moi | diệt mối | diet moi tan goc |diệt mối tận gốc | phong chong moi |