Phòng trừ mối, mọt

Phòng trừ mối, mọt Mối là một loại côn trùng xã hội, sống thành từng tập đoàn với số lựợng hàng trăm vạn cá thể.
Do mối có khả năng đục xuyên vữa tường nhờ chất axit có trong miệng tác dụng với gốc Bazơ có trong vôi cùng với khả năng hoạt động ngày đêm không ngừng nghỉ và khả năng sinh sản rất lớn (một mối chúa có thể đẻ trên 36.000trứng/ngày). Mối thật sự đã trở thành mối đe dọa lớn đối với các công trình kiến trúc của con người ở trên mặt đất. Đặc biệt là các công trình có sử dụng nhiều các đồ dùng vật dụng bằng gỗ như: khuôn cửa, tủ đựng hồ sơ, tài liệu… Mối có rất nhiều loài, mỗi loại có một đặc tính khác nhau, đối với các công trình, nhà cửa, kho tàng, văn phòng. Ta thường gặp giống mối Coptomes ceylonicus chúng đặc biệt nguy hiểm với công trình xây dựng. Chúng có khả năng phát triển nhanh, đặc tính phá hoại lớn, tồn tại phổ biến và chúng có đặc tính di chuyển rộng trong khu vực tổ từ phòng này sang phòng khác, từ tầng này sang tầng khác. Do đó, chúng là loại mối rất nguy hiểm cho các trang thiết bị và công trình xây dựng. Các vật liệu gỗ, là thức ăn ngon của chúng. Khi tấn công vào công trình xây dựng, chúng phá hoại các đường dây điện gây ra hiện tượng chập điện rất nguy hiểm. Loài mối Odontotermes Loài mối Odontotermes là loài mối thường xuất hiện ở các khu vực đồi núi trung du, đê đập, kè bối chúng không nguy hiểm như Coptomes ceylonicus, nhưng chúng chúng có thể phát triển thành tổ lớn làm ảnh hưởng đến kết cấu địa chất và phá hoại công trình thuỷ lợi. Việc phòng mối là một qui phạm bắt buộc trong các hạ tầng công trình xây dựng. Trư¬ớc đây, do không hiểu hết tác hại do mối gây ra nên nhiều công trình xây dựng không xử lý mối ngay từ hạ tầng nền móng. Vì vậy, rất nhiều công trình vừa đưa vào sử dụng đã bị mối tấn công và gây hại nghiêm trọng. Từ thực trạng đó, năm 1998, Bộ xây dựng đã ban hành Tiêu chuẩn xây dựng 204-Phòng chống mối cho các công trình bắt đầu xây dựng mới. Theo tiêu chuẩn này, các công trình xây dựng có niên hạn sử dụng từ 50 năm trở lên bắt buộc phải phòng chống mối ngay từ khi mới bắt đầu xây dựng. Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã ban hành Quyết Định 221 ngày 31/12/1998 và văn bản số 120/BNN-XD ngày 14 tháng 01 năm 2008 về định mức điều tra, khảo sát và xử lý mối. Đây là giải pháp cần thiết đối với các công trình quan trọng, nhằm tăng tuổi thọ công trình, bảo quản tài sản trang thiết bị, của công trình.diệt mối tận gốc
 
Blog này được lập bởi: LÊ HẢI NAM
diet moi | diệt mối | diet moi tan goc |diệt mối tận gốc | phong chong moi |